Archive

Archive for May, 2012

Nhạc nhẹ – số 8 – Sự tàn lụi và hồi sinh

Trong những năm 1960, phong cách âm nhạc này dần lỗi mốt trên phát thanh và truyền hình. Việc này đã ép nhiều nhạc sĩ nhạc nhẹ tập trung năng lượng của mình để viết những tác phẩm âm nhạc nặng hơn, kể cả cho nhạc film. Robert Farnon hoàn thành vài bản giao hưởng vào những năm cuối đời cùng với viết nhạc cho truyền hình, ví dụ ông viết âm nhạc cho chương trình truyền hình mang tên Colditz. Những nhạc sĩ nhạc nhẹ có kỹ thuật phối khí dàn nhạc cổ điển đáng khâm phục như John Williams (người Mỹ) được 2 nhạc sĩ người Anh Angela Morley và Gordon Langford yêu cầu giúp phối khí nhạc film “Chiến tranh các vì sao” và “E.T. the Extra-Terrestrial” cùng với những tác phẩm khác. Bấm vào đây để xem tiếp

Nhạc nhẹ – số 7 – Nhạc nhẹ trên film, phát thanh và truyền hình

Những năm 1950 và 60, nhiều nhạc sĩ nhạc nhẹ sáng tác cho các công ty cung cấp âm nhạc cho film, phát thanh và truyền hình. Kết quả là nhiều tác phẩm nhạc nhẹ trở nên quen thuộc như nhạc trên film, trên truyền hình, ví dụ tác phẩm “Hành khúc ở Tổ khúc nhỏ” của Trevor Ducan (người Anh) được sử dụng trên đài BBC làm nhạc cho câu chuyện nhiều kỳ “Cuốn sổ ghi chép của bác sĩ Finlay” ở những năm 1960, hoặc bản nhạc “Con chim hải âu của Billy” của Edward White (người Anh) được sử dụng làm nhạc trên đài BBC trong chuỗi “chương trình thiếu nhi” và cũng ở chương trình thiếu nhi của đài CBS mang tên “Thuyền trưởng Kangaroo”. Bấm vào đây để xem tiếp

Nhạc nhẹ – số 6 – Nguồn gốc và phong cách

Nhạc Nhẹ là một thuật ngữ chung chung phần lớn áp dụng cho một kiểu âm nhạc “nhẹ nhàng” cho dàn nhạc của Anh, cái này có nguồn gốc từ thế kỷ 19. Thời hoàng kim bắt đầu từ đầu thế kỷ đến giữa thế kỷ 20, sau tình hình không được suôn sẻ cho đến ngày nay.

Cấu trúc âm nhạc không “căng” như âm nhạc cổ điển phương Tây, cách thể hiện được sáng tác cho những bản nhạc dàn nhạc ngắn hơn và được thiết kế để làm hài lòng nhiều khán giả hơn là việc sáng tác những bản nhạc nghiêm túc hơn. Cấu trúc này đặc biệt phổ biến ở những năm của ngành phát thanh, ví dụ như Chương trình Nhẹ nhàng của đài BBC từng giới thiệu tới công chúng một danh sách lớn những tác phẩm âm nhạc nhẹ nhàng. Xem tiếp bấm đây

Sách học kèn Saxophone – Universal Method for Saxophone – Paul de Ville

Cover of: Universal method for the saxophone ... by Paul de Ville

Universal method for the saxophone …
Based upon the celebrated works of A. Mayeur, H. Klosé and others, and containing the complete fingerings for the latest improved saxophones.

Xuất bản năm 1908

Nhà xuất bản C. Fischer ở New York . Thông tin chi tiết bấm vào đây

Thang Long – Moderato movement

Nguyen Tuan Loc on Tenor Saxophone
Ly Giai Hoa on Piano
Piece’s name ” Thang Long”
Moderato movement
Composed by Do Kien Cuong
Venue: District 11 Cultural Centre – 179 Binh Thoi, District 11, Ho Chi Minh City
Concert: 15 years celebration of Sen Hong Music Centre
Performance’s date: 20 May 2012
Concert’s name:  “Giao hưởng lần thứ 15”
Hosted by Sen Hong Music Centre and District 11 Cultural Centre

3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng

Steve Jobs được xem là “phù thủy công nghệ”, và ông cũng được biết đến như là bậc thầy của nghệ thuật thuyết trình. Trên sân khấu, ông thu hút toàn bộ sự chú ý của khán giả mà không cần những slide dày đặc chữ hay những biểu đồ phức tạp. Ông thành công nhờ cách kể chuyện sáng tạo và thú vị, tạo cảm hứng cho người nghe với từng con số, từ ngữ hay hình ảnh minh họa. Kỹ năng thuyết trình hoàn toàn có thể luyện tập. Nếu bạn nghiêm túc tuân theo nguyên tắc 3S dưới đây, bạn sẽ nằm trong nhóm 1% những người thuyết trình hiệu quả như Steve Jobs.

Đọc tiếp bấm đây

Cơ sở học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH-4

Cập nhật lúc 12 Tháng bảy 2008 – 03:10 PM

IX./ TRƯỜNG KHÍ

1. Khái niệm trường khí:

Các yếu tố của sự vật tương tác nhau thông qua một môi trường xung quanh nó của sự vật. Môi trường đó có những đặc tính do sự vật quyết định, gọi là trường khí của sự vật. Cơ chế của sự tương tác là sự hỗ trợ những mầm mống vốn tiềm ẩn trong Đạo, bản thể của Vũ trụ và do đó là bản thể của mọi sự vật, phát triển, làm suy yếu, biến mất đi (trở về dạng mầm mống) những thành phần không còn phù hợp của sự vật.
Đọc tiếp bấm đây nhé

Cơ sở học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH-3

Cập nhật lúc 07 Tháng sáu 2008 – 01:41 PM

Kính thưa các Quí vị quan tâm!

Trên đây, tôi đã trình bày với quí vị một cách đại cương các nét chính những nghiên cứu của tôi về cơ sở của hoạc thuyết ADNH.

Nghiên cứu này xây dựng hệ thống khái niệm cơ bản của học thuyết ADNH vốn đã được xử dụng từ rất lâu mà người ta vẫn cứ còn mù mờ về nội dung và ý nghĩa đích thực của nó. Chính do sự mù mờ đó mà sự phát triển lý thuyết, những ứng dụng thực tế của học thuyết này hầu như không tiến triển suốt mấy ngàn năm mà còn bị rơi rụng, biến dạng đi làm chệch hướng tư duy đúng đắn của bao lớp người thông minh, tâm huyết. Hậu quả là, học thuyết kỳ vĩ này đã không được đặt đúng vị trí của nó mà bị coi như là một sự mê tín, phản khoa học. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn đối với văn minh nhân loại và đối với chủ nhân đích thực của nó – Tổ tiên trực tiếp của dân tộc Việt nam ta. Đọc tiếp bấm đây

Cơ sở học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH-2

Cập nhật lúc 27 Tháng năm 2008 – 09:38 PM

3. Vận hành của dòngKhí âm

a. Vận động của dòng khí âm trong Tam tài:

Vì dòng Khí âm là dòng các hiệu ứng của các tương tác biến đổi, phát triển sự vật, nên vận động của Khí âm trong Tam tài thể hiện qua chiều các quan hệ tương tác giữa các yếu tố của chúng. Quan hệ tương tác trong Tam tài (Dương khắc Âm , Âm sinh Chung, Chung khắc Dương) và bản chất của Âm qui định dòng Khí âm xuất phát từ Âm qua Chung rồi tới Dương. Đọc tiếp bấm đây

Cơ sở học thuyết ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH-1

Cập nhật lúc 16 Tháng năm 2008 – 10:32 PM



Học thuyết Âm dương Ngũ hành là học thuyết thống nhất vũ trụ mà chủ nhân của nó chính là nền văn hoá huyền vĩ Văn Lang – cội nguồn của dân tộc Việt Nam ta – 5000 năm trước đã từng rực rỡ, huy hoàng phía nam sông Dương Tử.

Đó là quan điểm nhất quán, sáng tạo, có tính đột phá của anh Thiên Sứ mà tôi rất hâm mộ. Lấy cảm hứng từ quan điểm đó mà tôi vốn trước kia không quan tâm lắm đến học thuyết này, “kính nhi viễn chi” thôi, chú tâm vào những bài nghiên cứu, tranh luận về học thuyết này trên các diễn đàn lịch sử, lý số. Tôi nhận thấy rằng, học thuyết huyền vĩ này của tổ tiên ta đã bị che lấp, thất truyền hành ngàn năm, chỉ còn sót lại một số ít ỏi những mảnh vỡ đã bị biến dạng dưới dạng những ứng dụng cụ thể, không hoàn chỉnh cả về thực hành cũng như lý thuyết bằng văn tự của chính nền văn hoá đã đập vỡ nó. Không nhận thức được điều đó thì thôi, nhưng đã biết được thì bổn phận của mỗi chúng ta trước tổ tiên là phải đóng góp một phần, dù là nhỏ bé của mình theo từng hoàn cảnh, phục hưng, tôn vinh văn hoá Việt. Một phần quan trọng trong những đóng góp đó là phục hồi lại học thuyết Âm dương Ngũ hành nguyên thuỷ. Đó là một công việc vô cùng khó khăn nhưng không phải không làm được nếu tất cả chúng ta cùng nhiệt tâm, kiên trì, sáng tạo, khoa học và đặc biệt phải có với tấm lòng trong sạch, không vụ lợi hướng tới tổ tiên.
Đọc tiếp bấm vào đây