Archive

Archive for the ‘Đạo Phật’ Category

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

https://thuvienhoasen.org/a37444/kinh-nhat-da-hien-gia

Đức Thế Tôn dạy:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.

Read more…

Quán Thế Âm

Quán Thế Âm Bồ Tát
Tượng Quán Thế Âm thế kỷ 16.

Tượng Quán Thế Âm thế kỷ 16.
Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर (Avalokiteśvara)
Tiếng Miến Điện: လောကနတ် (phát âm [lɔ́ka̰ naʔ])

လောကနာထ (phát âm [lɔ́ka̰nətʰa̰])

Tiếng Trung Quốc: 觀世音 (Guānshìyīn)

hoặc 觀音 (Guānyīn)

hoặc 觀自在 (Guānzìzài)

Tiếng Nhật: 観世音 (Kanzeon)

hoặc 観音 (Kannon)

Tiếng Thái Lan: อวโลกิเตศวร (Avalokitesuarn)

เจ้าแม่กวนอิม (Chao mae Kuan Im)

Tiếng Tây Tạng: སྤྱན་རས་གཟིགས་

spyan ras gzigs; chenrezig

Tiếng Mông Cổ: Жанрайсиг, Нүдээр Үзэгч

ᠨᠢᠳᠦ ᠪᠡᠷ ᠦᠵᠡᠭᠴᠢ

Tiếng Hàn Quốc: 관세음보살 (gwanseeum bosal)
Thông tin
Tôn thờ trong: Đại thừa, Kim cương thừa, Thượng tọa bộ (không chính quy)
Biểu tượng: Đại Bi

Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja. kanzeon; bo. spyan ras gzigs སྤྱན་རས་གཟིགས་), cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) quan trọng nhất trong Đại thừa (sa. mahāyāna). Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên ngài. Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi tiếng thế gian.

Nhìn chung, Quán Thế Âm là thể hiện lòng Bi (sa., pi. karuṇā), một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, có khi người ta đặt tên cho Bồ Tát là bậc Đại Bi (sa. mahākāruṇika). Dạng kia của Phật tính là Trí huệ (Bát-nhã, sa. prajñā), là đặc tính được Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) thể hiện. Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thể hiện nguyện lực của Phật A-di-đà (sa. amitābha) và được xem như quyến thuộc của vi Phật này (Tịnh độ tông). Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân gian, Quán Thế Âm là vị bảo hộ tránh khỏi tai hoạ và hay được phụ nữ không con cầu tự.

Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen, sa. padmapāṇi) hay nhành dương liễu và một bình nước Cam-lộ (sa. amṛta). Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống.

Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địaPhật quả.

Đôi lúc Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là “Sư Tử Hống Quán Tự Tại” (獅子吼觀自在, sa. siṃhanāda-lokeśvara). Dưới dạng này, Bồ Tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi (lepra). Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải. Sư tử Bồ Tát cưỡi xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, có một con sư tử sinh được một con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên hệ giữa tên của Sư Tử Hống Quán Tự Tại (“giọng sư tử”) với nghề nghiệp của một dược sĩ “gọi người sống lại”. Bấm vào đây để xem tiếp

Phật Dược Sư

Phật Dược Sư

Dược Sư Lưu Ly Quang Phật
Tôn Ảnh Phật Dược Sư Theo Mật Tông

Tôn Ảnh Phật Dược Sư Theo Mật Tông
Phạn: Bhaiṣajyaguru (भैषज्यगुरु)
Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya
Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya
Bhaiṣaijya guru tathàgatàya
Bhaiṣaijya guru vaiḍuria tathàgatàya
Mahà Bhaiṣaijya ràja buddha
Trung: Yàoshīfó (藥師佛); Yàoshīrúlái (藥師如來)
Nhật: Yakushi (薬師); Kusurishi Nyorai (薬師如来)
Hàn: Yaksayeorae, Yaksabul (약사여래, 약사불)
Mông Cổ: Оточ Манла
Tây Tạng: Sanggye Menla སངས་རྒྱས་སྨན་བླ།
Việt: Phật Dược Sư
Dược Sư Lưu Ly Quang Phật
Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai
Dược Sư Như Lai
Dược Sư Lưu Ly Như Lai
Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật
Đại Y Vương Phật
Thông tin
Tôn kính: Đại thừa, Kim Cương thừa
Biểu tượng: Chữa bệnh
Symbol question.svg Chủ đề:Phật giáo

Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là “vị Phật thầy thuốc”), còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya), Dược Sư Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru tathàgatàya), Dược Sư Lưu Ly Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria tathàgatàya), Đại Y Vương Phật (Phạn: Mahà Bhaiṣaijya ràja buddha), do bổn nguyện của ngài là “cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh” cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật[1], là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.

Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu NiA Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hánchữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ PhápThiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật BảnViệt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Các lời nguyện của Phật Dược Sư

  1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
  2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
  3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
  4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
  5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
  6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
  7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
  8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.[2]
  9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo.
  10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
  11. Đem thức ăn cho người đói khát.
  12. Đem áo quần cho người rét mướt.

[sửa] Đà-la-ni và chân ngôn

namo bhagavate bhaiṣajyaguru
vaiḍūryaprabharājāya tathāgatāya
arhate samyaksambuddhāya tadyathā:
oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye mahābhaiṣajya-samudgate svāhā.
Phiên âm tiếng Việt:
Nam-mô Bạc-già-phạt-đế, bệ-sát-xã, lũ-lô-thích-lưu-ly, bát-lặc-bà, hắc-ra-xà-giả, đát-tha yết-đa-da, a-ra-ha-đế tam-miệu tam-bồ-đề-da, đát-điệt-tha. Án, bệ-sát-thệ, bệ-sát-thệ, bệ-sát-xã, tam-một-yết-đế tóa-ha[4]

Trong đó, câu cuối của Đà-la-ni: oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye mahābhaiṣajya-samudgate svāhā được xem như là chân ngôn của Phật Dược Sư. Ngoài ra còn nhiều câu chú khác được sử dụng trong các trường phái khác nhau của Kim Cương thừa.

  • Tiểu chú có tên gọi là Dược Sư Phật tâm chú:
oṃ hulu hulu caṇḍali mataṅgi svàhà [1]

[sửa] Tranh tượng

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Chú thích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Phật_Dược_Sư

Thích Ca Mâu Mi

Tất-đạt-đa Cồ-đàm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Thích-ca Mâu-ni)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tất-đạt-đa Cồ-đàm

Một bức tượng của Đức Phật từ Sarnath, thế kỷ thứ 4 Công Nguyên
Sinh năm 563 hay năm 623 trước Công Nguyên
Đản sinh tại Lumbini, hiện nay thuộc Nepal
Mất năm 483 hay năm 543 trước Công nguyên (80 tuổi)
nhập Niết-Bàn tại Kushinagar, hiện nay thuộc Ấn Độ
Dân tộc Shakya
Nổi tiếng vì Người sáng lập ra Phật giáo
Tiền nhiệm Phật Ca-Diếp
Kế nhiệm Phật Di Lặc

Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên phiên âm từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama của vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là “người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)”. Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo.

Hỉnh Ảnh Cuộc Đời Đức Phật Từ Đản sinh đến Nhập Niết Bàn

Mục lục

 [ẩn

[] Cuộc đời

[] Bối cảnh và gia thế

Nhà tiên tri Asita, tiên đoán vận mệnh thái tử.

Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 566 (hay 563) trước Công nguyên trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu) thuộc Nepal ngày nay. Cha của Tất-đạt-đa là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Ma-da (sa., pi. māyādevī), đản sinh Tất-đạt-đa trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni (zh. 嵐毘尼, sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi-mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.

Về mặt chính trị vùng đồng bằng sông Hằng thời đó có 4 vương quốc chính là:

  1. Kiêu-tát-la (zh. 憍薩羅, sa. kośala, pi. kosala), thủ đô là Xá-vệ (舍衛, sa. śrāvastī, pi. sāvatthī) nằm về phía bắc sông Hằng.
  2. Tiểu quốc Vaṃsā nằm phía Tây nam Kiêu-tát-la.
  3. Tiểu quốc Avanti ở miền nam của Vaṃsā và Kiêu-tát-la, trải dài tới phía nam sông Hằng. Sau này, có Ma-ha-ca-chiên-diên là một người dân nước này là đại đệ tử của đức Phật (sa. mahākātyāyana, pi. mahākaccāna).
  4. Vương quốc Ma-kiệt-đà (sa., pi. magadha) nằm về phía tây của Avanti và nam của sông Hằng.

Ngoài ra còn rất nhiều các bộ tộc nhỏ ở phía đông của Kiêu-tát-la và phía bắc của Ma-kiệt-đà. Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và bao gồm nhiều đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp thấp bị khinh rẻ và không được luật pháp bảo vệ.

Có nhiều truyền thuyết về thái tử Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào người mình. Thái tử sinh ra từ hông bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói:

Aggo `ham asmi lokassa,
Jeṭṭho `ham asmi lokassa,
Seṭṭho `ham asmi lokassa,
Ayam antimā jāti,
Natthi dāni punabbhavo.
Ta là người cao quý nhất thế gian
Ta là người giỏi nhất thế gian
Ta là người kiệt xuất nhất thế gian
Đây là lần tái sinh cuối cùng
Bây giờ không còn tái sinh!
(Theo Trường bộ kinh (pi. pīghanikāya), Đại phẩm (pi. mahāvagga), kinh Đại thành tựu, (mahāpadānasutta), kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên là “Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn”, nghĩa là “Trên trời dưới đất chỉ có ta là người đáng tôn kính”) và dưới mỗi bước chân của thái tử phát sinh một đoá sen. Ngày nay, trong tranh tượng còn thấy tích này.

Đền thờ công chúa Da-du-đà-la

Ngay lúc sinh ra, Tất-đạt-đa đã có đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo tướng). Các nhà tiên tri cho rằng Tất-đạt-đa sẽ trở thành hoặc một đại đế hay một bậc giác ngộ. 7 ngày sau khi sinh thì mẹ mất, Tất-đạt-đa được người dì là Ma-ha-ba-xà-ba-đề (zh. 摩呵波闍波提, sa. mahāprajāpatī) chăm sóc. Năm lên 16 tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (zh. 耶輸陀羅, sa. yaśodharā).

Vua cha Tịnh Phạn dĩ nhiên không muốn thái tử đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để Tất-đạt-đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những cảnh tượng do các vị thiên nhân tạo ra nhằm nhắc nhở Tất-đạt-đa lên đường tu học Phật quả. Thái tử thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của Tất-đạt-đa.

[] Xuất gia và thành đạo

Lahầula

Chính dưới gốc bồ đề tại Bodhgaya này, là nơi Đức Phật đã ngồi thiền thành đạo.

Năm 29 tuổi, sau khi công chúa Da-du-đà-la hạ sinh một bé trai – được đặt tên là La-hầu-la (zh. 羅睺羅, sa. rāhula), thái tử Tất-đạt-đa quyết định lìa cung điện, cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Tất-đạt-đa quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo pháp khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍, sa. ārāda kālāma, pi. āḷāra kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子, sa. rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa học đạt đến cấp Thiền Vô sở hữu xứ (sa. ākiṃcanyāyatana, pi. ākiñcaññāyatana), nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp Phi tưởng phi phi tưởng xứ (sa. naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana, pi. nevasaññā-nāsaññāyatana).

Nhưng Tất-đạt-đa cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình, nên quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát và có năm Tỳ-kheo (năm anh em Kiều Trần Như, sa. Koṇḍañña) đồng hành. Sau nhiều năm tu khổ hạnh gần kề cái chết, Tất-đạt-đa nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, năm tỉ-khâu kia thất vọng bỏ đi. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi thành đạo như sau[1]:

Này Aggivessana, rồi Ta tự suy nghĩ như sau: “Ta hãy giảm thiểu tối đa ăn uống, ăn ít từng giọt một, như súp đậu xanh, súp đậu đen hay súp đậu hạt hay súp đậu nhỏ.” Và này Aggivessana, trong khi Ta giảm thiểu tối đa sự ăn uống, ăn từng giọt một, như súp đậu xanh, xúp đậu đen hay súp đậu hột hay xúp đậu nhỏ, thân của Ta trở thành hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh; vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột một nhà sàn hư nát; vì Ta ăn quá ít, nên con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nhiu khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ da bụng”, thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Aggivessana, da bụng của Ta đến bám chặt xương sống. Này Aggivessana, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện” thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Aggivessana, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Aggivessana, trong khi Ta xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít. Lại nữa, này Aggivessana, có người thấy vậy nói như sau: “Sa-môn Gotama có da đen.” Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama, da không đen, Sa-môn Gotama có da màu xám.” Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama da không đen, da không xám.” Một số người nói như sau: “Sa-môn Gotama da không đen, da không xám, Sa-môn Gotama có da màu vàng sẫm.” Cho đến mức độ như vậy, này Aggivessana, da của Ta vốn thanh tịnh, trong sáng bị hư hoại vì Ta ăn quá ít.”

Không đạt giải thoát với cách tu khổ hạnh, Tất-đạt-đa từ bỏ phép tu này. Quả quyết rằng mình đã đi đến chỗ cùng cực của công phu tu khổ hạnh và khổ hạnh không dẫn đến giác ngộ, Tất-đạt-đa tìm phương pháp khác, và nhớ lại một kinh nghiệm thời thơ ấu, lúc đang ngồi dưới gốc cây mận[1]:

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: “Ta biết, trong khi phụ thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây diêm-phù-đề (pi. jambu), Ta li dục, li pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỉ lạc do li dục sinh, có tầm, có tứ.” Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: “Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?” Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: “Đây là đạo lộ đưa đến giác ngộ.” Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: “Ta có sợ chăng lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện?” Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: “Ta không sợ lạc thụ này, một lạc thọ li dục, li pháp bất thiện.”

Đức Phật thuyết pháp cho 5 vị Tỳ-kheo đầu tiên.

Sau đó Tất-đạt-đa ăn uống bình thường trở lại, đến Giác Thành, ngồi dưới gốc một cây Bồ-đềBồ Ðề Ðạo Tràng (Bodh Gaya) và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ ngồi cho đến lúc tìm ra nguyên nhân và cơ chế của Khổ. Sau 49 ngày thiền định—mặc dù bị Ma vương quấy nhiễu—Tất-đạt-đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Từ thời điểm đó, Tất-đạt-đa biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh. Kinh nghiệm giác ngộ của Phật được ghi lại như sau trong kinh sách theo chính lời của ngài như sau[2]:

“… Sau khi hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải thoát khỏi những tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó nhị thiền, tam thiền và tứ thiền (Tứ thiền), nhưng những cảm giác hỉ lạc này không để lại dấu vết gì trong tâm ta.
Khi tâm ta được an tịnh, thanh lọc, không bị dục vọng cấu uế, nhạy bén, chắc chắn, bất động, ta hướng nó về những kí ức và nhận thức về các kiếp trước. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm, …, trăm ngàn kiếp trước, nhớ những chu kì của thế giới. ‘Nơi đó ta đã sống, tên của ta đã như thế, gia đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp xã hội của ta… Ta đã chết như vầy…’. Sự hiểu biết (sa. vidyā, pi. vijjā) đầu tiên này ta đã đạt được trong canh đầu [3]
Sau đó ta chú tâm đến sự sinh thành và hoại diệt của chúng sinh. Với con mắt của chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi giới hạn nhân thế, ta thấy chúng sinh hình thành và tiêu hoại, …chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng ‘Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đoạ xứ, địa ngục. Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo, sau khi chết được lên cõi thiên’… Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được trong canh hai [4].
Sau đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu diệt các lậu hoặc (漏, sa. āsrava, pi. āsava) và nhìn nhận như thật: ‘Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây là con đường tiêu diệt khổ’, và khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lí ‘Tái sinh ta đã đoạn, cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống (khổ đau) này ta đã vượt qua’… Sự hiểu biết thứ ba này ta đã đạt được trong canh ba [5]…”.

Bậc giác ngộ lúc đó biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt nên Phật tiếp tục yên lặng ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Cuối cùng, được sự thỉnh cầu nhiều nơi, Phật mới quyết định chuyển Pháp luân. Phật giờ đây mang danh hiệu Thích-ca Mâu-ni—”Trí giả của dòng dõi Thích-ca”. Sau đó Phật gặp lại năm vị tỉ-khâu, các vị đó nhận ra rằng Phật đã hoàn toàn thay đổi. Qua hào quang toả ra từ thân Phật, các vị đó biết rằng người này đã đạt đạo, đã tìm ra con đường thoát khổ, con đường mà các vị đó không thể tìm ra bằng phép tu khổ hạnh. Các vị đó xin được giảng pháp và vì lòng thương chúng sinh, Phật chấm dứt sự im lặng.

[] Hóa độ và tịch diệt

Đề-bà-đạt-đa tấn công Đức Phật.

Cái chết của Đề-bà-đạt-đa.

Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Đức Phật giảng Tứ diệu đế, Duyên khởi và quy luật Nhân quả (Nghiệp). Tại vườn Lộc uyểnSarnath gần Ba-la-nại (Benares hay Varanasi), Đức Phật bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là “Chuyển Pháp luân“. Năm vị Tỳ-kheo đó trở thành năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng-già. Sau đó Phật thuyết pháp từ năm này qua năm khác. Đức Phật hay lưu trú tại Vương-xá (zh. 王舍城, sa. rājagṛha) và Phệ-xá-li (zh. 吠舍釐, sa. vaiśālī), sống bằng khất thực, đi từ nơi này qua nơi khác. Đệ tử của Phật càng lúc càng đông, trong đó có vua Tần-bà-sa-la (zh. 頻婆娑羅, sa. bimbisāra) của xứ Ma-kiệt-đà. Vị vua này đã tặng cho Tăng đoàn một tu viện gần kinh đô Vương-xá. Các đệ tử quan trọng của Phật là A-nan-đà, Xá-lợi-phấtMục-kiền-liên. Cũng trong thời gian này, đoàn Tỉ-khâu-ni (sa. bhikṣuṇī) được thành lập.

Cuộc đời Đức Phật cũng gặp nhiều người xấu muốn ám hại. Trong số đó, có Đề-bà-đạt-đa là người em họ, muốn giành quyền thống lĩnh Tăng-già, nên rắp tâm tìm cách giết hại Đức Phật nhiều lần nhưng không thành. Tuy thế Đề-bà-đạt-đa thành công trong việc chia rẽ Tăng-già ở Phệ-xá-li. Đức Phật đi con đường trung đạo và tùy thuận chúng sanh, ngược lại Đề-bà-đạt-đa chủ trương một cuộc sống khổ hạnh cực đoan.

Đức Phật nhập Niết-bàn trong rừng Sàla tại Câu Thi Na.

Sống đến năm 80 tuổi, Đức Phật Thích-ca tịch diệt. Qua 45 năm giảng dạy, nghĩ rằng các đệ tử có thể chấp lời mình nói là chân lý, chứ không phải chỉ là phương tiện giác ngộ, Đức Phật tuyên bố chưa từng nói lời nào. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!”. Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), Đức Phật nhập diệt tại Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. kuṣinagara) vào năm 486 (hay 483 trước Công nguyên). Trước đó sức khoẻ của Ngài đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), tuy nhiên sau đó Ngài có nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng.

Đức Phật tạo điều kiện cho các chư Tỳ-kheo cơ hội cuối cùng để chất vấn hay hỏi đáp Ngài nếu như có những vấn đề hay những điểm nào còn chưa sáng tỏ có thể đưa đến các kiến giải khác nhau về sau, tuy nhiên các vị đã im lặng, không có những câu hỏi hay thắc mắc nào.

Trong cánh rừng Sàla ven phía nam thành phố, đêm rất tối và tĩnh mịch, Đức Phật nằm nghiêng bên phía hữu, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây và dần nhập Niết-bàn thông qua các mức thiền định, một trạng thái giải thoát hoàn toàn khổ đau của cuộc sống. Theo truyền thuyết Pali thì Đức Phật diệt độ ngày rằm tháng tư, văn bản Phạn ngữ cho rằng ngày rằm tháng 11. Trong buổi hoả thiêu thân xác của Đức Phật có nhiều hiện tượng lạ xảy ra. Xá-lợi của Phật được chia làm 8 phần và được thờ trong các tháp khác nhau.

Mặc dù cuộc đời Đức Phật có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học – vốn hay có nhiều hoài nghi và thành kiến – cũng đều nhất trí công nhận Đức Phật là một nhân vật lịch sử và người đã khai sáng Phật giáo.

[] Chú thích

  1. ^ a b MN 36, Thích Minh Châu dịch Pali-Việt
  2. ^ MN 36, theo bản dịch Đức của H.W. Schumann, Chân Nguyên dịch Đức-Việt
  3. ^ từ 21 đến 24 giờ đêm
  4. ^ từ 24 giờ đêm đến 3 giờ sáng
  5. ^ 3 đến 6 giờ sáng

[] Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz’u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz’u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch’u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Schumann, H.W.:
Buddhismus: Stifter, Schulen und Syteme, Olten 1976.
Der historische Buddha: Leben und Lehren des Gotama, Köln, 1982.
  • Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
  • Thích Minh Châu (dịch): Trung bộ kinh 36 (MN 36)

[] Xem thêm

[] Liên kết ngoài

Hỉnh Ảnh Cuộc Đời Đức Phật

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

[] Nguồn

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thích-ca_Mâu-ni